Báo quốc tế viết gì về sân bay Long Thành gần 20 tỉ USD?

08/05/2024 14:06 GMT+7

Sân bay mới khổng lồ tổng vốn đầu tư gần 20 tỉ USD tại Việt Nam - điểm đến đang được du khách Úc yêu thích - dự kiến sẽ trở thành trung tâm vận chuyển toàn cầu, theo tờ báo hàng đầu Úc news.com.au.

Khi khai trương, sân bay quốc tế Long Thành của Việt Nam sẽ nằm cách TP.HCM khoảng 40 km. Sân bay mới đang được xây dựng để giảm bớt áp lực cho sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất của TP.HCM và sân bay quốc tế Nội Bài ở Hà Nội, cả hai sân bay này đều gần hoặc hết công suất.

Khởi công từ ngày 31.8.2023, hiện hình dáng nhà ga hành khách sân bay Long Thành với biểu tượng hoa sen dần lộ diện

Khởi công từ ngày 31.8.2023, hiện hình dáng nhà ga hành khách sân bay Long Thành với biểu tượng hoa sen dần lộ diện

LL

Công việc xây dựng sân bay mới đang được tiến hành và dự kiến hoàn thành theo ba giai đoạn. Theo The Design Air, giai đoạn xây dựng đầu tiên tiêu tốn 7 tỉ USD và phần này của sân bay dự kiến sẽ mở cửa vào năm 2025. Nhà ga đầu tiên có thể chứa tới 25 triệu hành khách mỗi năm.

Sân bay Long Thành (H.Long Thành, Đồng Nai) có diện tích 5.000 ha, thuộc địa bàn 6 xã của H.Long Thành

Sân bay Long Thành (H.Long Thành, Đồng Nai) có diện tích 5.000 ha, thuộc địa bàn 6 xã của H.Long Thành

Ba nhà ga nữa cũng sẽ được xây dựng, nâng số lượng hành khách hàng năm tăng lên 100 triệu. Được thiết kế bởi Heerim Architects and Planners, sân bay sẽ có cửa sổ kính lớn cũng như nhiều không gian mở đón nhiều ánh sáng.

Bên ngoài tòa nhà có thiết kế hoang dã giống như một bông hoa sen, với chủ đề tiếp tục bên trong là các hồ sen lớn và cây cọ.

Phối cảnh nhà ga hành khách sân bay Long Thành khi hoàn thành. Nhà ga được thiết kế theo hình ảnh hoa sen, gồm 1 tầng trệt và 3 tầng lầu, tổng diện tích sàn 376.451,32 mét vuông; chiều cao đỉnh mái 45,55 m; bố trí 40 vị trí đỗ gần cho các máy bay

Phối cảnh nhà ga hành khách sân bay Long Thành khi hoàn thành. Nhà ga được thiết kế theo hình ảnh hoa sen, gồm 1 tầng trệt và 3 tầng lầu, tổng diện tích sàn 376.451,32 mét vuông; chiều cao đỉnh mái 45,55 m; bố trí 40 vị trí đỗ gần cho các máy bay

ACV

Khi sân bay mở cửa hoàn toàn, Long Thành sẽ trở thành sân bay chính của Việt Nam, thay thế sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

Sân bay Long Thành rộng 5.000 ha, tổng mức đầu tư 336.630 tỉ đồng (tương đương 16,3 tỉ USD), được chia làm 3 giai đoạn. Trong giai đoạn 1 (dự kiến khai thác vào năm 2026) sân bay Long Thành có công suất phục vụ 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm. Khi hoàn thành toàn bộ, sân bay Long Thành có 4 đường cất hạ cánh, 4 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ, công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất chuẩn bị có trung tâm hàng không mới khổng lồ trong một hoặc vài năm tới. Nhiều nơi trên thế giới đang trong cuộc đua mở cửa sân bay.

Trong đó, có khả năng sân bay quốc tế King Salman ở Ả Rập Xê Út sẽ là sân bay lớn nhất thế giới khi khai trương vào năm 2030.

Sân bay khổng lồ này có 6 đường băng và có thể chứa tới 120 triệu hành khách mỗi năm. Đồng thời sẽ trở thành căn cứ của Riyadh Air, hãng dự kiến trở thành hãng hàng không quốc gia mới của Ả Rập Xê Út khi các chuyến bay thương mại khai trương vào năm tới.

Các phát thảo hoa sen bên trong sân bay Long Thành

Các phát thảo hoa sen bên trong sân bay Long Thành

Hãng hàng không mới đã được ra mắt một năm trước tại Triển lãm Hàng không Paris, với việc công ty trưng bày đội bay màu tím của mình.

Ngoài ra, sân bay Solidarity Warsaw, Ba Lan dự kiến sẽ cạnh tranh với Heathrow của Anh và Dubai nhờ các chuyến bay đường dài được đề xuất.

Sân bay mới này cho phép hành khách từ các nước Trung và Đông Âu bay đến hầu hết mọi nơi trên thế giới mà trước tiên không cần phải đến các trung tâm hàng không của Tây Âu…

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.