Trái đất đối mặt nguy cơ tiểu băng hà

20/01/2014 17:52 GMT+7

(TNO) Các nhà khoa học cảnh báo mặt trời đã 'đi ngủ' và điều này có thể khiến nhiệt độ toàn cầu sụt giảm trong thời gian tới.

Mặt trời đang chìm vào giấc ngủ đông - Ảnh: NASA
Mặt trời đang chìm vào giấc ngủ đông - Ảnh: NASA 

Giới khoa học cảnh báo rằng hoạt động mặt trời đang ở mức thấp nhất trong 100 năm qua, với tình trạng tương tự như trước khi kỷ nguyên băng hà mini ập xuống Trái đất vào năm 1645.

Các nhà nghiên cứu cho rằng thời gian ngủ đông của mặt trời có thể gây nên những thay đổi lớn trên bề mặt địa cầu, với nguy cơ thay đổi mạnh về nhiệt độ.

BBC dẫn lời chuyên gia Richard Harrison của Phòng thí nghiệm Rutherford Appleton tại Oxfordshire (Anh quốc) cho hay mặt trời chưa bao giờ lâm vào tình trạng như vậy trong 30 năm qua.

Hiện tượng trên có thể khiến mùa đông lạnh lẽo hơn, giống như giai đoạn sông Thames đóng băng vào thế kỷ 17.

Còn tiến sĩ Lucie Green của Đại học London cho rằng diễn biến của khí hậu có thể khác với thời điểm năm 1645, do có phần tác động của con người.

Trong khi đó, chuyên gia Mike Lockwood của Đại học Reading dự đoán nhiệt độ thấp hơn có thể ảnh hưởng đến dòng xiết (thuộc tầng đối lưu) trên toàn cầu, và hậu quả là các hệ thống thời tiết sẽ sụp đổ.

Phi Yến

>> Anh theo dõi bão mặt trời từ năm 2014
>> Sự sống từng phát tán khắp hệ mặt trời
>> NASA chụp hình thiết bị tự hành Thỏ Ngọc trên mặt trăng
>> NASA và JAXA hợp tác phóng vệ tinh thời tiết mới
>> NASA khẩn cấp sửa chữa hệ thống làm mát của ISS

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.