Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam: Ngành mới với nhiều cơ hội

18/10/2013 13:10 GMT+7

Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam là ngành khoa học xã hội không chỉ giúp sinh viên (SV) nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm.

Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam: Ngành mới với nhiều cơ hội
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư ký tặng sách cho SV ngành tiếng Việt và văn hóa Việt Nam - Ảnh: Trường ĐH Cửu Long

Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam (tiền thân là ngành Ngữ văn) được nhiều trường đại học đổi tên vào những năm gần đây cho phù hợp với ngành đào tạo theo quy định của Bộ GD-ĐT. Mục tiêu của ngành là đào tạo cử nhân khoa học có đầy đủ phẩm chất đạo đức, kiến thức, năng lực chuyên môn về ngôn ngữ, văn hóa và văn học nhằm bổ sung nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao.

Kiến thức, kỹ năng sâu rộng

Học ngành tiếng Việt và văn hóa Việt Nam, SV được trang bị một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản, hiện đại và thiết thực về ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam. Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, SV còn được trang bị kiến thức tin học, ngoại ngữ để có thể hội nhập với xu hướng phát triển của xã hội, tạo điều kiện thuận lợi khi đi làm việc.

Ngành học tiếng Việt và văn hóa Việt Nam còn cung cấp cho SV những kỹ năng căn bản, thiết thực và bổ ích. SV được rèn luyện kỹ năng về ngôn ngữ, sử dụng thành thạo tiếng Việt; kỹ năng tác nghiệp trong báo chí; kỹ năng nhận diện và soạn thảo các thể loại văn bản; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt.

Ngoài ra, SV còn được trang bị kỹ năng phỏng vấn, săn tin, viết bài, kỹ thuật quay phim, chụp ảnh; kỹ năng soạn thảo các thể loại văn bản; kỹ năng giao tiếp…để định hướng nghề nghiệp và mở rộng cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.

Cơ hội việc làm và nâng cao trình độ

Tốt nghiệp cử nhân ngành tiếng Việt và văn hóa Việt Nam, SV có thể làm việc tại các cơ quan, tổ chức thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội như: sở văn hóa - thể thao và du lịch, thư viện, báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, viện bảo tàng, văn phòng các cơ quan, đoàn thể thuộc khối hành chính sự nghiệp;  làm công tác nghiên cứu ở các viện văn học, ngôn ngữ, văn hoá, trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn T.Ư và địa phương; làm việc ở các tổ chức quốc tế tại Việt Nam;  cơ quan quản lý giáo dục như: sở/phòng GD- ĐT; tham gia giảng dạy môn ngữ văn ở trường THPT, các trường đại học, cao đẳng (nếu bổ sung chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm).

SV sau khi tốt nghiệp ngành tiếng Việt và văn hóa Việt Nam sẽ có khả năng tự học, tự nghiên cứu hoặc tham gia nghiên cứu các vấn đề thuộc lĩnh vực ngôn ngữ, văn học, văn hóa. SV có cơ hội và đủ năng lực có thể học lên các bậc cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ ở các chuyên ngành phù hợp như: ngôn ngữ học, văn học Việt Nam, văn học nước ngoài, lý luận văn học, Hán - Nôm, phương pháp giảng dạy tiếng Việt...

Trường ĐH Cửu Long

Quốc lộ 1A, xã Phú Quới, H.Long Hồ, Vĩnh Long
ĐT: 0703 821.655 - 831.155
www.mku.edu.vn
phối hợp với Báo Thanh Niên thực hiện chuyên mục này.

Duy Tùng
(Giảng viên Trường ĐH Cửu Long)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.