Phụ nữ nghèo lo mất chén cơm vì luật cấm mang thai hộ

21/09/2016 13:03 GMT+7

Những phụ nữ nghèo ở đây đang lo lắng trước viễn cảnh mất một khoản thu nhập đáng kể vì một dự luật cấm mang thai hộ đang được giới thiệu ra quốc hội nước này.

Con đường thoát nghèo
Hãng tin AFP ngày 19.9 cho biết chị Sharmila Mackwan, một góa phụ 31 tuổi ở bang Gujarat, Ấn Độ đã phải cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định mang thai hộ cho một cặp vợ chồng hiếm muộn vì đây là con đường để đưa chị thoát ra khỏi cảnh nghèo khổ.

tin liên quan

Có khối u 10 kg nhưng tưởng mang thai
Ngày 11.9, tin từ Bệnh viện đa khoa H.Thạch Hà (Hà Tĩnh) cho biết các bác sĩ khoa sản của bệnh viện đã mổ, cắt bỏ thành công khối u nặng 10 kg từ bụng bệnh nhân Nguyễn Thị Ch. (44 tuổi, ngụ xã Hộ Độ, H.Thạch Hà).
Chị đang mang song thai cho cặp vợ chồng này. Chị đã phải gửi các con nhỏ của chị vào một trại mồ côi trong thời gian mang thai vì hợp đồng yêu cầu chị phải lưu trú trong khu nhà tập thể chờ sinh gần bệnh viện, nơi chị dự kiến sẽ sinh nở.
Mackwan biết rằng số tiền thù lao 400.000 rupee (6.000 USD) mà chị sẽ nhận được sau khi sinh nở thành công, sẽ giúp thay đổi tương lai của gia đình chị. Chị dự định sử dụng số tiền này để cho hai đứa con trai 9 tuổi và 12 tuổi đến trường và xây một căn nhà nhỏ.
Tuy nhiên, chị đang lo lắng vì tháng trước, một dự luật cấm mang thai hộ, hay còn gọi là dịch vụ “cho thuê dạ con”, được giới thiệu ra quốc hội Ấn Độ để ngăn chặn tình trạng phụ nữ nghèo bị lợi dụng.
“Mang thai hộ nên tiếp tục được phép, nếu không tôi sẽ không kiếm được một số tiền lớn như vậy cho dù có làm lụng suốt đời. Tôi rất sợ hãi vì tôi đang mang song thai lần đầu tiên. Nhưng liệu tôi có thể làm gì đây? Tôi chỉ hy vọng Thượng đế sẽ che chở tôi”, chị nói.
Mackwan, đang mai thai bốn tháng, là một trong số khoảng 2.000 phụ nữ nghèo Ấn Độ kiếm một khoản thu nhập tương đối lớn mỗi năm nhờ mang thai hộ cho người khác.
Cấm vì phụ nữ bị lạm dụng
Sau khi mở cửa cho dịch vụ mang thai hộ vào năm 2002, Ấn Độ là nước đứng đầu thế giới trong ngành công nghiệp trị giá cả tỉ USD này. Hàng trăm cặp vợ chồng nước ngoài đổ xô đến Ấn Độ để tìm kiếm các dịch vụ mang thai hộ rẻ và an toàn.
Năm 2012, Ấn Độ bắt đầu siết chặt dịch vụ mang thai hộ với quy định cấm các cặp đồng tính và người độc thân thuê dịch vụ này. Tháng 11 năm ngoái, Ấn Độ yêu cầu các bệnh viện cung cấp dịch vụ mang thai hộ ngừng tiếp nhận các khách hàng nước ngoài.
Các bệnh viện ở Ấn Độ chỉ tính phí 20.000-30.000 USD cho mỗi khách hàng muốn có con bằng hình thức mang thai hộ. Đây chỉ là một khoản nhỏ so với chi phí ở Mỹ và các nước phương Tây, trong khi đó, các bệnh viện này vẫn bảo đảm công nghệ hiện đại, bác sĩ giỏi và đặc biệt là nguồn cung những phụ nữ mang thai hộ.
Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj cho rằng dịch vụ mang thai hộ đang bị lạm dụng và dự luật mới sẽ giúp bảo vệ phụ nữ.
“Nhiều cặp vợ chồng không có con cái đang lạm dụng dạ con của những phụ nữ nghèo. Đây là vấn đề rất đáng lo ngại vì đã từng xảy ra nhiều trường hợp khi người mang thai hộ sinh ra một bé gái hoặc đứa con bị khuyết tật, các khách hàng lập tức bỏ rơi chúng”, bà Swaraj nói.
Các chuyên gia y tế cho biết mang thai hộ không được hưởng bảo hiểm y tế và điều này sẽ gây rủi ro cho những phụ nữ mang thai hộ nếu họ gặp vấn đề trong quá trình mang thai.
Đó là chưa kể những người mang thai hộ thường phải tiếp nhận nhiều phôi cùng một lúc để tăng khả năng đậu thai. Thông thường, khi nhiều thai đậu cùng một lúc, họ buộc phải phá bớt thai theo yêu cầu của khách hàng.
Các phụ nữ mang thai hộ ở bệnh viện Akanksha, thị trấn Anand, bang Gujarat.
Cũng có những thông tin về việc những phụ nữ không biết chữ bị ép ký vào những hợp đồng mang thai hộ không bảo đảm các quyền lợi cho họ.
Tuy nhiên, bác sĩ chuyên khoa khoa sản Nayana Patel ở thị trấn Anand, bang Gujarat, trung tâm mang thai hộ ở Ấn Độ, cho rằng chỉ nên quản lý chứ không nên cấm dịch vụ mang thai hộ.
“Bất cứ điều gì mà bạn cấm hoàn toàn sẽ diễn ra bí mật. Mọi người sẽ tìm cách khác và điều này sẽ khiến tình hình tồi tệ hơn”, Patel nói.
Bà Patel cũng cho rằng cấm mang thai hộ sẽ tước đi “cơ hội đời người” của nhiều phụ nữ nghèo để cải thiện cuộc sống của họ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.